Trong những căn nhà hiện đại hiện nay thì chiếc rèm vải trở thành vật dụng trang trí không thể thiếu được trong mỗi ngôi nhà. Nhiều người đã có ý định tự thiết kế và may rèm vải cho phù hợp với gu thẩm mỹ và nhu cầu thực tế của mình nhưng lại cảm thấy điều này thật phức tạp. Đừng lo, qua bài viết này rèm ZADA sẽ hướng dẫn bạn để có thể may mẫu rèm vải đơn giản dạng buông hoặc ore một cách dễ dàng nhất.
Thực ra việc may rèm vải không quá khó khăn như nhiều người thường nghĩ. Để có một chiếc rèm đẹp thì bạn cần phải đo khung cửa và tính vải một cách chính xác. Bạn hãy làm theo các bước sau :
- Bước đầu tiên bạn phải tính diện tích vải cần thiết. Tính chiều cao và chiều ngang của rèm thành phẩm theo công thức sau :
Đối với cửa lớn, cửa ra vào thì cộng chiều ngang khoảng từ 20 đến 40 cm so với khung cửa, cộng chiều cao khoảng 10 cm. - Với cửa sổ thì phía trên của cửa bạn cộng thêm 10 cm và phía dưới khoảng 30 đến 40 cm. Chiều ngang của cửa sổ thì cộng thêm khoảng 20 cm. Khi đo thì bạn nên đo kích thước chính xác để tránh khi vén rèm sang 2 bên thì rèm vải sẽ không bị hụt, mất thẩm mỹ.
- Ngoài ra, khi đo và may rèm vải thì còn phụ thuộc vào diện tích và thiết kế của nhà để cân đối giữa chiều ngang và chiều cao. Nếu diện tích cửa của bạn lớn thì lời khuyên từ Rèm ZADA là hãy nên may dài và chạm sàn nhà là đẹp nhất.
May rèm nên sát mặt đất
- Đối với cửa sổ có diện tích nhỏ, hình vuông thì rèm nên dài quá ngưỡng cửa khoảng 10 cm.
- Đối với cửa sổ hình chữ nhật ngang thì rèm cửa nên dài quá ngưỡng tầm 30 đến 50 cm.
- Nếu trong trường hợp cửa sổ hoặc cửa ra vào chiếm toàn bộ diện tích tường thì bạn nên để rèm dài gần chạm sàn, cách khoảng 2.5 đến 5 cm là đẹp nhất.
- Với thanh kéo rèm thì bạn chỉ nên chọn loại vật liệu bằng hợp kim nhôm có độ dài bằng chiều ngang cửa cộng thêm 25 đến 30 cm.
May rèm vải nên chọn thanh bằng hợp kim nhôm
Trung bình thì chiều rộng khi may rèm vải sẽ lớn hơn gấp 2 đến 2.5 lần độ dài của thanh kéo hoặc chiều ngang của rèm thành phẩm. Với chất liệu vải màu sáng, mỏng, nhẹ thì chỉ cần độ rộng khoảng 1.7 – 2 lần độ dài thanh kéo. Với chất liệu vải dày, nặng hoặc có màu tối không cần phải xếp nếp nhiều thì chiều rộng chỉ nên may gấp 2 lần. Bạn cần tính thêm cả phần dư để may vắt sổ.
May rèm nên làm số do vải gấp đôi chiều dài của rèm
Về chiều cao của rèm thì có chiều cao tương đương với rèm thành phẩm.
Ví dụ thực tế:
- Cửa sổ nhà bạn rộng 1 m, cao 1.2 m.
- Chiều rộng vải = (Chiều ngang cửa + 20 cm)x2 + phần thừa để may, vắt sổ = (100+20) x 2 + 10 = 250 cm
- Chiều dài vải = Chiều cao của cửa + phần mép dưới cửa + phần mép trên cửa + phần thừa để may, vắt sổ = 120 + 20 + 10 + 20 = 170 cm
Chúc các bạn may được một chiếc rèm vải như ý !
May Rèm Cửa Đẹp tại: 106D4 Tập Thể Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội